PrEP sẽ có mặt tại Việt Nam?

November 29, 2016 by PATH

Một công cụ dự phòng HIV hiệu quả sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, giúp giảm thiểu đáng kể các trường hợp nhiễm HIV mới trong các nhóm quần thể có nguy cơ cao.

Two men sit at a table talking. One man is facing the camera.

Một công cụ dự phòng HIV hiệu quả, dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) sẽ sớm có mặt tại Việt Nam. Ảnh: Lê Sơn.

Bảo Ân, một lãnh đạo cộng đồng đồng tính nam, đồng thời là nhân viên của tổ chức PATH chia sẻ: “Những người đồng tính nam và chuyển giới nữ tại TPHồ Chí Minh –đô thị lớn nhất của Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởiHIV”. Anh cho biết: “Do những can thiệp HIV cho các nhóm này được triển khai muộn nên nhiều thành viên của cộng đồng không được tiếp cận với các thông điệp hay dịch vụ dự phòng HIV phù hợp với nhu cầu và dành riêng cho họ”.

Công cụ dự phòng HIV sẽ sớm được giới thiệu cho các nhóm quần thể này: dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). Việc dùng một viên thuốc PrEP chứa hoạt chất tenofovir mỗi ngày được chứng minh là có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV (từ 92 đến 99%). Kết hợp với các chiến lược dự phòng HIV khác, PrEP có thể làm giảm đáng kể các trường hợp nhiễm HIV mới trong các nhóm quần thể có nguy cơ cao tại Việt Nam.

Sự cần thiết và nhu cầu PrEP tại Việt Nam

A roomful of people congregate at an event.

Đại biểu tham dự sự kiện “Tương lai của tôi, lựa chọn của tôi”, một hoạt động của Dự án Healthy Markets do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR) tài trợ, và PATH thực hiện. Ản

Sáng kiến gần đây do PATH khởi xướng là cung cấp dịch vụ xét nghiệm không chuyên và tự xét nghiệm HIV tại cộng đồng thông qua các tổ chức cộng đồng (CBOs) đang làm tăng đáng kể xét nghiệm HIV ởnhững người đồng tính nam và chuyển giới nữ chưa từng xét nghiệm hoặc không thường xuyên xét nghiệm HIVtrước đó. Sáng kiến được thực hiện thông qua dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường (Healthy Markets), do Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR) thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Thông qua sáng kiến này, các tổ chức cộng đồng (CBOs) xác định những người đồng tính nam và chuyển giới nữcó kết quả xét nghiệm HIV âm tính nhưng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Họ là những người có thể hưởng lợi lớn từ PrEP.

PrEP thực sự rất cần thiết cho những người mại dâm nam và đồng tính nam trẻ vì họ không tự bảo vệ bản thân và luôn nghĩ mình ít có nguy cơ nhiễm HIV”, anh Nguyễn Văn Hoàng, trưởng nhóm đồng tính nam MFORMcho biết.

Trong khi nguồn tài trợ từ bên ngoài cho chương trình dự phòng và điều trị HIV tại Việt Nam giảm mạnh, thì tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở những ngườiđồng tính nam và chuyển giới nữ vẫn cao.

Các nghiên cứu gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy mức độ nhiễm HIV cao trong nhóm đồng tính nam và chuyển giới nữ. Một nghiên cứu do PATH thực hiện cũng phát hiện mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV cao ởnhững người hành nghề mại dâm, thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn hoặc mới mắc lây nhiễm qua đườngtình dục.

“Thay đổi hành vi của họ không phải là điều dễ dàng, quan hệ tình dục không an toàn vẫn đang xảy ra trong cộng đồng đồng tính nam và chuyển giới nữ”, Bảo Ân cho biết.

Tầm quan trọng của cộng đồng

Một nghiên cứu gần đây do dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường (Healthy Markets) thực hiện với sự hỗ trợ của Grindr, một ứng dụng truyền thông xã hội của cộng đồng đồng tính nam đã cho biếtnhu cầu PrEP trong cộng đồng đồng tính nam và chuyển giới nữ tại khu vực đô thị rất cao. Trong số gần 800 người trả lời, 91% cho biết họ quan tâm tới việc sử dụng PrEP. Đa phần những người này muốn nhận được thêm thông tin trực tuyến về PrEP thông qua ứng dụng Grindr, trang Facebook Xóm Cầu Vồng và trang YouTube. Trong số những người muốn sử dụng PrEP, 71% muốn tiếp cận với PrEP thông qua các Tổ chức cộng đồng (CBOs) thân thiện với đồng tính nam.

Huỳnh Tiến Đạt, trưởng nhóm Sắc Màu cuộc sống chia sẻ; “Nếu PrEP có mặt tại Việt Nam, tôi sẵn sàng sử dụng và tôi nghĩ rất nhiều thành viên trong nhóm tôi cũng sẽ sử dụng.”

A collage of three posters with text in Vietnamese.

Đây là những hình ảnh quảng bá về PrEP cho các nhóm đích của dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường (Healthy Markets) do USAID tài trợ và PATH thực hiện . Thông điệp đưa ra là: “PrEP hôm nay, Hạnh phúc mai sau.”

“Chúng tôi muốn PrEP, nhưng liệu có thể đáp ứng chi trả  không?”

Điều mà cộng đồng đồng tính nam, chuyển giới nữ và những người bị ảnh hưởng bởi HIV quan tâm nhất là giá thành của PrEP. Một nghiên cứu cho thấy hơn 90% cộng đồng này sẵn sàng chi trả cho PrEP và phần lớn họ có thể trả khoảng 0.8 đô la Mỹ/ngày. Điều này phù hợp với chương trình thí điểm PrEP sẽ được khởi động trong năm 2017.

Bảo Ân rất lạc quan về sự sẵn sàng chi trả của cộng đồng: “Hiện tại, giá của PrEP không quá cao và tôi nghĩ mọi người có khả năng chi trả”. “Nó đáng giá để đổi lại một cảm giác yên tâm”.

Không chỉ là 1 viên thuốc

Dịch vụ PrEP đòi hỏi sự kết nối thường xuyên với các nhóm đích có nguy cơ cao và các dịch vụ can thiệp hỗ trợ. “PrEP không chỉ là một viên thuốc”, Bảo Ân nói. “Đây là chương trình can thiệp dự phòng HIV bao gồm việc lên lịch thăm khám định kỳ để xét nghiệm HIV và các lây nhiễm qua đường tình dục, tư vấn tuân thủ điều trị và sức khỏe tình dục và theo dõi các xét nghiệm.”

Bảo Ân kết thúc những chia sẻ của mình bằng một lời khuyên cho cộng đồng đồng tính nam và chuyển giới nữ tại TP Hồ Chí Minh như sau: “Nếu bạn trẻ, bạn là người đồng tính nam, có quan hệ tình dục nhưng chưa sử dụng PrEP, hãy tìm hiểu về PrEP và xem liệu PrEP có phù hợp với mình không. Hãy bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV!”